Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Xây dựng gia đình hạnh phúc là một đòi hỏi khách quan

(VH&ĐS) Xây dựng gia đình hạnh phúc là một đòi hỏi khách quan, bởi muốn có xã hội ấm no, tiến bộ, hạnh phúc thì phải nuôi dưỡng một cách bền vững từng tế bào của nó, tức là từng gia đình phải ấm no, tiến bộ, hạnh phúc trước.

Rõ ràng, sẽ không có được một gia đình hạnh phúc đúng nghĩa, khi những thành viên trong gia đình không có sự chung tay góp sức, biểu hiện rõ nét nhất của sự góp sức ấy chính là thái độ tình cảm, hành động trách nhiệm và gia đình không thể yên ổn nằm trong một khu dân cư luôn mất an ninh trật tự, hàng xóm luôn xích mích gây gổ đánh nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc là quan trọng và hết sức cần thiết, cần có sự chung tay góp sức của mỗi gia đình và toàn xã hội, để mỗi gia đình thật sự là nơi chan chứa những yêu thương. Đó cũng là cơ sở nền tảng để tiến tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà chúng ta đang ra sức phấn đấu.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH 5 năm (2011 - 2015), phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm (2016 - 2020) được Đại hội lần thứ XII của Đảng thông qua cũng nêu rõ “Xây dựng và nhân rộng các mô hình Gia đình văn hóa tiêu biểu, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội…”.
Điều này cho thấy trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nào, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, xây dựng từng gia đình văn hóa nói riêng.
Nguồn: Nguyễn Văn Đại, Báo VH&ĐS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét