Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Xây dựng gia đình hạnh phúc là một đòi hỏi khách quan

(VH&ĐS) Xây dựng gia đình hạnh phúc là một đòi hỏi khách quan, bởi muốn có xã hội ấm no, tiến bộ, hạnh phúc thì phải nuôi dưỡng một cách bền vững từng tế bào của nó, tức là từng gia đình phải ấm no, tiến bộ, hạnh phúc trước.

Rõ ràng, sẽ không có được một gia đình hạnh phúc đúng nghĩa, khi những thành viên trong gia đình không có sự chung tay góp sức, biểu hiện rõ nét nhất của sự góp sức ấy chính là thái độ tình cảm, hành động trách nhiệm và gia đình không thể yên ổn nằm trong một khu dân cư luôn mất an ninh trật tự, hàng xóm luôn xích mích gây gổ đánh nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc là quan trọng và hết sức cần thiết, cần có sự chung tay góp sức của mỗi gia đình và toàn xã hội, để mỗi gia đình thật sự là nơi chan chứa những yêu thương. Đó cũng là cơ sở nền tảng để tiến tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà chúng ta đang ra sức phấn đấu.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH 5 năm (2011 - 2015), phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm (2016 - 2020) được Đại hội lần thứ XII của Đảng thông qua cũng nêu rõ “Xây dựng và nhân rộng các mô hình Gia đình văn hóa tiêu biểu, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội…”.
Điều này cho thấy trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nào, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, xây dựng từng gia đình văn hóa nói riêng.
Nguồn: Nguyễn Văn Đại, Báo VH&ĐS

“Chân dung quyền lực” – bản chất phản động bị phơi bày.

Chuyện bầy rận chủ tung tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật nhằm vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong nhiều năm trở lại đây không phải là chuyện lạ. Và việc chúng lợi dụng sự phát triển của internet để thông qua các trang web, blog, mạng xã hội nhằm thực hiện các hoạt động chống phá là điều không mới. Tuy nhiên, sự trắng trợn, gian xảo trong các bài viết nhằm đầu độc dư luận, “đổi trắng thay đen” cũng gian manh và xảo quyệt như bản chất của chúng. Trong đó, một số trang web được bầy rận chủ sử dụng cho hoạt động chống phá như “dân làm báo”, “quan làm báo… và gần đây là “chân dung quyền lực”.

       “Chân dung quyền lực” cũng giống như những “sản phẩm quái thai” trước đó của bầy rận chủ được “khai sinh” mới mục đích gây nhiễu thông tin. Bầy rận chủ thông qua hoạt động của blog này nhằm trộn lẫn nhiều thông tin “thật giả lẫn lộn” nhằm làm cho độc giả không phân biệt được đâu là thông tin chính xác, đâu là thông tin do bọn chúng dàn dựng, từng bước đầu độc thông tin dư luận. Bản chất của “chân dung quyền lực” là tập trung hướng thông tin vào nội bộ, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Bịa đặt, tạo dựng những thông tin sai trái nhằm tung tin nhảm, rêu rao về một cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Thông qua đó là giảm uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong một bộ phận quần chúng nhân dân.
       Có lẽ vì mang những toan tính bẩn thỉu mờ ám nên nội dung có trong các bài viết được “chân dung quyền lực” tung ra đều mang đến cho độc giả một cảm giác thiếu tin tưởng, mờ ảo về tính xác thực. Sự gian manh và xảo quyệt của “chân dung quyền lực” thể hiện ở chỗ, trang blog này được bố cục, sắp xếp khá rõ ràng, mạch lạc. Nội dung mà cũng là đích hướng tới trong hoạt động chống phá của blog này cũng được cụ thể hóa là tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
       Hoạt động của các đối tượng rận chủ trên blog này được phân chia theo trọng tâm chống phá. “Chân dung quyền lực” đăng tải tập trung các nội dung xuyên tạc sự thật, bôi nhọ, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lần lượt. Mỗi khi viết về một ai đó, “chân dung quyền lực” thường tung hẳn một seri bài viết bài với nhiều thông tin giật gân, kèm theo hình ảnh dẫn chứng (do các đối tượng rận chủ đạo diễn”. Việc đăng tải bài viết cùng chủ đề một cách đồng loạt khiến cho dư luận “choáng ngợp”, không có điều kiện để kiểm chứng tính xác thực của các thông tin mà trang này đưa ra, từ đó dễ bị đầu độc thông tin.
       Nhìn cung cách hoạt động của “chân dung quyền lực” người ta biết ngay kẻ đứng sau blog này chẳng phải là ai ngoài các đối tượng phản động bên ngoài và bầy rận chủ trong nước. Ấy vậy mà những kẻ đứng sau “chân dung quyền lực” lại không dám ra mặt, thậm chí không ít lần chúng còn xuyên tạc về xuất thân của “chân dung quyền lực”. Một số bài viết của bọn phản động và bầy rận chủ được đăng tải trên trang RFA còn “trí trá” cho rằng đó là sản phẩm của sự tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, Nhà nước. Tất nhiên, với kiểu “vừa ăn cắp, vừa la làng” của bầy rận chủ, đại bộ phận quần chúng không hề ngạc nhiên, bởi “thói hư tật xấu” này của bầy rận chủ người ta đã thấy được từ đâu.
       Điều khiến không ít người không khỏi suy nghĩ là tính chính xác trong các thông tin liên quan đến cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước và nội bộ bộ máy chính quyền. Để lừa bịp dư luận, từ một blog theo kiểu “buôn chuyện vỉa hè”, “chân dung quyền lực” liên tiếp tung ra những thông tin mang tính chất giật gân, mang tính chất nội bộ, bí mật. Tất nhiên, phần lớn những thông tin được đăng tải này đã được bầy rận chủ “nhào nặn”, chuẩn bị công phu để khi tung ra người đọc dễ bị đánh lừa bởi những giọng điệu như cái gọi là “văn chính luận”. Vì thế, nên người đọc rất dễ bị lừa gạt, tin vào những thông tin này.
       Lợi dụng các trang mạng xã hội như “chân dung quyền lực” vào hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân của bầy rận chủ và bọn phản động trong và ngoài nước đã trở thành “thói quen”, một hoạt động mang tính truyền thống. Với những gì đang diễn ra, blog “chân dung quyền lực” đã lộ rõ bản chất của một trang mạng phản động, với những bài viết xuyên tạc, bịa đặt sự thật được giật giây bởi các thế lực thù địch bên ngoài nhằm gây rối loạn xã hội, chia rẽ nội bộ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân tối với Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo. Vì vậy, để không bị đầu độc bởi những thông tin sai trái của bầy rận chủ, không để bị lợi dụng vào các hoạt động chống Đảng, Nhà nước trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tiếp nhận và đánh giá thông tin một cách tỉnh táo, sáng suốt, phân biệt rõ đúng sai, phải trái.
         Nguồn Ngọc Lan nguoiconyeunuoc.wordpress.com

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Nghệ Thuật Hát Chèo Việt Nam

"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội chèo làng Ðặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay"

Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. Vùng trung châu và đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong nền văn hóa dân gian dân tộc.

Có thể nói nghệ thuật chèo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, chèo sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. Ðặc biệt hơn là tính tổng hợp của sân khấu chèo từ bản trò, đến đề tài nhân vật với sự "pha âm cách điệu" giữa âm nhạc, hát và múa. Sân khấu chèo xưa ra đời từ các làng chèo với các múa hội hát. Cứ mỗi độ xuân sang người muôn nơi lại bồi hồi bởi sự thúc giục của trống chèo và những lời ca tiếng hát của nghệ nhân làng chèo. Người xưa có câu "nhất cử động giai điểm vũ" điều đó biểu hiện nét đặc trưng của nghệ thuật chèo là "tính múa", những diễn xuất tinh tế của nghệ nhân chèo đều ở điểm này mà ra. Với đôi bàn tay khéo léo từng cử chỉ, động tác đã toát lên cái "thần" của nhân vật, qua đó thấy được thành công của người diễn. Từ mùa xuân rồi tới mùa thu trong các hội hè đình đám ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo. Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè. Công chúng đam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận hưởng niềm vui từ những tiếng cười châm biếm đả kích sắc và tinh tế. Trong mỗi vở diễn, mỗi tình tiết, mỗi lớp nhân vật của chèo đều có cái hài xen kẽ với cái bi, người xem bao giờ cũng coi trọng những yếu tố đó. Người xưa thường nói "có tích mới nên trò" điều đó khẳng định tích chuyện là linh hồn của vở diễn. Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá là loại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc. Ðiều này đã làm nên đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo cổ. Không những thế chèo còn thuộc loại sân khấu ước lệ cách điệu, sự khoa trương- tô phóng có tính chọn lọc đã làm nổi bật hơn những góc cạnh đặc trưng của nghệ thuật chèo- những mảng chèo đặc sắc được ra đời từ nhân tố đó, ở thời nào nghệ thuật đều chứng tỏ những nét tương đồng với lối sống của xã hội thời đó. Thời xưa chèo mang đậm dấu vết của những điệu múa dân gian, hàng loạt lễ tiết của phần cúng tế trong các hội làng ở miền bắc Việt Nam. Trong con đường phát triển của nghệ thuật chèo có hình thức tương hợp song song với sự phát triển và sáng tạo. Cá nhân các nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu... đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong bước đường hoàn thiện thể loại kịch hát dân tộc có tính bác học. Chèo hiện đại (chèo cải biên) đã khẳng định được vị thế của mình với những vở diễn và hình tượng con người mới nhờ sự bảo tồn và phát huy truyền thống của nghệ thuật chèo cổ, xứng đáng tiêu biểu cho nghệ thuật sân khấu dân tộc. 

Trải qua biết bao thế hệ, đến hôm nay những người con đất Việt - cả những người đang sống trên đất nước Việt Nam và những kiều bào ở xa tổ quốc, luôn coi nghệ thuật chèo là một "viên ngọc long lanh sắc màu" trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc. Bắt nguồn từ đó, CLB Văn hoá xin trân trọng giới thiệu về nghệ thuật chèo với những nét độc đáo, tiêu biểu: quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm cơ bản của chèo cổ-chèo hiện đại, trong đó không thể thiếu một số gương mặt của các nghệ sĩ "làng chèo". Những người làm chương trình hy vọng rằng, đây sẽ là một tư liệu cần thiết và bổ ích cho những ai yêu mến tiếng hát chèo và nền văn hoá nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
Nguồn: www.vanhoanghean.com.vn/

Khái niệm tác phẩm văn học, nghê thuật dân gian

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian gồm nhiều thể loại: truyền thuyết, sử thi, thần thoại, các lần điệu dân ca, các điệu múa cổ truyền,..Những ví dụ hết sức gần gũi với mỗi chúng ta như sử thi Đam San, truyện cổ tích Tấm Cám, Ca trù,..

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có 4 đặc trưng cơ bản: Tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản.Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại. Văn học, nghệ thuật dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng).Tính tập thể của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thể hiện ở chỗ chúng là kết quả của sáng tác tập thể( một người khởi xướng và tác phẩm hình thành, sau đó tập thể tiếp nhận và người khác lưu truyền và sáng tạo) .Tính truyền miệng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do chúng được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng (kể chuyện).Tính dị bản của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là do sáng tác tập thể và nó không được cố định trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian khác nhau thì nó dần dà thay đổi. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau tạo ra nét đặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang trong mình những giá trị to lớn đối với con người: Giá trị thẩm mĩ, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục. Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành dựa trên kho mĩ từ của các dân tộc trên thế giới, câu chữ đơn giản và dễ nhớ, rất nhiều các tác phẩm văn học hiện đại đã sáng tác dựa trên các thể loại của tác phẩm văn học dân gian, thể thơ Lục bát là một điển hình. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hình thành là nơi quy tụ những bài học kinh nghiệm sống của các dân tộc, những bài học rất gần gũi về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa người với người,..do đó, nó chứa đựng một giá trị giáo dục và giá trị nhận thức vô cùng sâu sắc, mỗi tác phẩm là một bài học, một giá trị văn hóa tinh túy của con người.

Nhìn chung, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là những sáng tạo tập thể của các tầng lớp dân chúng trong các xã hội, thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần của các cộng đồng dân tộc trên thế giới. Chúng mang những đặc trưng khác biệt và những giá trị to lớn như giá trị nhận thức, giá trị nghệ thuật và giá trị giáo dục. Mỗi một cá nhân trong cộng đồng cần chung tay để bảo vệ những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nguồn: www.trademarks.vn

Ban Bí thư kỷ luật Ban thường vụ Đảng ủy Ngoài nước

Ngày 16/1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Hôm nay, tại trụ sở TƯ Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.
Tại cuộc họp, sau khi xem xét báo cáo của UB Kiểm tra TƯ sau: Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015 đã để xảy ra tình trạng nội bộ mất đoàn kết; thực hiện không nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; có khuyết điểm về một số vi phạm trong công tác cán bộ và giải quyết tố cáo; thực hiện không nghiêm Quy chế làm việc của Đảng ủy và cơ quan...
Những khuyết điểm, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và uy tín của Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước, gây dư luận không tốt trong cơ quan Đảng ủy Ngoài nước.
Căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, Ban Bí thư quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 9 UB Kiểm tra TƯ đã xem xét thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và ông Lê Dân, nguyên Bí thư Đảng ủy Ngoài nước.
Theo UB Kiểm tra TƯ, thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước đã để xảy ra tình trạng nội bộ mất đoàn kết; thực hiện không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; trong công tác cán bộ và giải quyết tố cáo có vi phạm, khuyết điểm.
Với cương vị là người đứng đầu, ông Lê Dân chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015. 
Ông Lê Dân chưa thực hiện tốt việc giữ gìn đoàn kết nội bộ; chưa thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước trong việc bổ nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ và giải quyết tố cáo; chưa lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Đảng ủy và cơ quan Đảng ủy Ngoài nước; phương pháp, tác phong công tác còn hạn chế; chưa thực sự nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm đã được chỉ ra sau khi kiểm tra.
Vi phạm, khuyết điểm nêu trên đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và uy tín của Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và cá nhân ông Lê Dân, tạo dư luận không tốt trong cơ quan.
Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UB Kiểm tra TƯ đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Dân; đồng thời, đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.
Theo VGP

Đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn

Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 là một cơn “động đất chính trị” lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Các ông trùm chiến lược, chiến lược gia và chính khách cỡ bự của chủ nghĩa tư bản đều vỗ tay ăn mừng rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng xã hội chủ nghĩa sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20. Ta nhận định hoàn toàn ngược lại. Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu kéo theo thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu, tin rằng các nước xã hội chủ nghĩa còn lại sẽ giữ vững trận địa, các đảng cộng sản và công nhân sẽ khôi phục hoạt động trong điều kiện mới và xu thế xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục đi lên dưới hình thức này hay hình thức khác.

Câu trả lời bước đầu đã có vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Chủ nghĩa xã hội không hề diệt vong. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Từ vùng Trung-Nam Mỹ đã phát sinh phong trào xã hội chủ nghĩa kiểu Mỹ La-tinh, khởi đầu từ Vê-nê-du-ê-la rồi lan ra một số nước khác, nay tuy đang gặp nhiều khó khăn và có bước thụt lùi. Chủ nghĩa tư bản thế giới không thể chứng minh được rằng nó là lực lượng thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức sống dài lâu của nó cũng lâm vào khủng hoảng cục bộ, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay, vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực thành đơn cực, rồi nay lại thành đa cực. Các nước thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham gia “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế”, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác dưới nhiều cung bậc khác nhau.
Điểm qua như thế để thấy rõ rằng, gần 30 năm qua, xung quanh vấn đề trên theo hay không theo chủ nghĩa xã hội, diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và trong xã hội ở nước ta cũng không thuần nhất mà khá phức tạp.
Để góp phần phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, gần đây, ban tổ chức một hội thảo có đề nghị tôi viết tham luận nội dung “phê phán quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Tôi nghĩ, quan điểm sai trái này không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối không còn nói nhẹ nhàng như thế, họ thẳng thừng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa…”. Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành “phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, có người mang danh đảng viên còn ngạo mạn nói rằng, trong lựa chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị thành lập Đảng (1930) mà là từ Hội nghị Tua (1921). Ý tứ phía sau là gì, chắc mọi người chúng ta đều biết.
Quan điểm cho rằng “chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội” là sai lầm. Sai lầm ít nhất là ở mấy điểm sau đây:
Về sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu
1. Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
2. Chế độ Xô-viết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười (1917) và sau này trên toàn Liên bang Xô-viết, đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Chính quyền Xô-viết thực sự là chính quyền của công, nông, binh và của nhân dân lao động nói chung. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách mạng Tháng Mười, lập lại hòa bình và xây dựng chế độ mới, thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp thành công, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Vào những thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho Đảng và Nhà nước Xô-viết ngộ nhận là chủ nghĩa xã hội đã xây dựng xong và chủ trương Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà nước Xô-viết cũng đã bắt đầu hé lộ, nhất là khi so sánh với những bước phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì chế độ Xô-viết đã giành được là một sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
3. Sau khi phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xô đề ra chính sách cải tổ; các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn. Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng, chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô-viết từ rất sớm. Không thấy nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở đây mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xô-viết cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
4. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên (tuy chưa hết), còn có một nguyên nhân trực tiếp khác nữa là âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong khi lãnh đạo Liên Xô chủ trương thi đua hòa bình thì chúng một mặt đẩy mạnh chạy đua vũ trang, mặt khác đề ra chiến lược “diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội mà không cần chiến tranh và súng đạn. Liên Xô và nhiều nước khác đã sa vào cái bẫy này mà không tự giác phát hiện.
Về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
5. Đúng là ngay từ ngày mới thành lập, Đảng ta đã đề ra chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản”. Như cách nói ngày nay, đó là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được đề ra xuất phát từ thực tế tình hình nước ta lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp, cũng xuất phát từ xu thế phát triển có tính quy luật của thời đại mới sau Cách mạng Tháng Mười là tiến lên chủ nghĩa xã hội. 87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?
6. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đi trước nhưng hoàn toàn không có sự sao chép. Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không phải là mô hình Xô-viết của Liên Xô bởi sự khác biệt cơ bản là ở chỗ một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một bên từ độc lập dân tộc đi lên. Bác Hồ từng nói, Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta được tự do, hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chủ nghĩa xã hội đối với Bác như ngày nay chúng ta vẫn nói, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhầm lẫn mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với mô hình Xô-viết là một sự sai lầm lớn.
7. Vào những năm Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải tổ và cải cách, Việt Nam cũng đề ra đường lối đổi mới. Những nhân tố đầu tiên của đổi mới xuất hiện từ những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng đổi mới toàn diện, trở thành đường lối chính thức của Đảng ta vào cuối năm 1986, theo nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi mới của chúng ta không đi theo vết xe đổ của cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu. Đảng ta đã nêu rõ 6 nguyên tắc của đổi mới, trong đó vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới nhưng không đổi màu là nguyên tắc đầu tiên. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm cho rằng “đổi mới là nửa vời, không nhất quán”. Sự thật là đổi mới của chúng ta qua 30 năm đã đưa lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho Việt Nam càng vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
8. Tổng kết 30 năm đổi mới cho thấy: Nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung, phát triển năm 2011 chỉ rõ: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp…
Thử hỏi con đường độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội xán lạn như vậy tại sao ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Trong khi nêu lên 8 sai lầm như trên, tôi muốn đặt ra câu hỏi đối với các tác giả đòi chúng ta từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, ý đồ thực sự của các vị phía sau đòi hỏi này là gì?
(Theo Quân Đội Nhân Dân)

Bộ TT&TT yêu cầu đặc biệt chủ động phòng, chống tấn công mạng

Bộ TT&TT vừa có văn bản đôn đốc thực hiện các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.


Theo Bộ, những năm trở lại đây tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam thường có các diễn biến phức tạp, tấn công mạng tăng mạnh về quy mô, số lượng cũng như mức độ nguy hiểm, đặc biệt trong khoảng thời gian diễn ra các sự kiện lớn của đất nước và những dịp nghỉ lễ. Bộ yêu cầu thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chỉ đạo đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, kiểm tra, thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về bảo đảm an toàn thông tin. Đặc biệt là thực hiện các hướng dẫn của Bộ TT&TT cũng như cơ quan chức năng liên quan về bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử.

Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin và an toàn thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp phải chủ động lên các phương án phòng, chống tấn công mạng, ứng cứu sự cố và hoạt động dự phòng trong trường hợp hệ thống bị tấn công…
(Theo Pháp Luật)

Ban Bí thư kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước

Ngày 17-1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.
Tại cuộc họp, sau khi xem xét báo cáo số 59-BC/UBKTTW ngày 5-1-2017 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ), Ban Bí thư đã kết luận như sau:
Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015 đã để xảy ra tình trạng nội bộ mất đoàn kết; thực hiện không nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; có khuyết điểm về một số vi phạm trong công tác cán bộ và giải quyết tố cáo; thực hiện không nghiêm Quy chế làm việc của Đảng ủy và cơ quan...
Những khuyết điểm, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và uy tín của Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước, gây dư luận không tốt trong cơ quan Đảng ủy Ngoài nước.
Căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW, ngày 8-10-2014 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, Ban Bí thư quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.
* Trước đó, tại kỳ họp thứ 9 diễn ra trong tháng 12-2016, UBKTTƯ đã xem xét thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và ông Lê Dân, nguyên Bí thư Đảng ủy Ngoài nước.
Theo UBKTTƯ, thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước đã để xảy ra tình trạng nội bộ mất đoàn kết; thực hiện không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; trong công tác cán bộ và giải quyết tố cáo có vi phạm, khuyết điểm.
Với cương vị là người đứng đầu, ông Lê Dân chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015. Ông Lê Dân chưa thực hiện tốt việc giữ gìn đoàn kết nội bộ; chưa thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước trong việc bổ nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ và giải quyết tố cáo; chưa lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Đảng ủy và cơ quan Đảng ủy Ngoài nước; phương pháp, tác phong công tác còn hạn chế; chưa thực sự nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm đã được chỉ ra sau khi kiểm tra.
Vi phạm, khuyết điểm nêu trên đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và uy tín của Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và cá nhân ông Lê Dân, tạo dư luận không tốt trong Cơ quan.
Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKTTƯ đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Dân; đồng thời, đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.