Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã báo cáo Tổng Bí thư những kết quả nổi bật của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội XIX Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Nam Định đã ban hành 5 nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng tỉnh nông thôn mới trước năm 2020, tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội. Trong đó, Nam Định tập trung cải cách hành chính, thu hút đầu tư; phát triển thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới.
Năm 2017, Nam Định phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội XII và các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; triển khai đồng bộ, toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tỉnh phấn đấu nâng tổng số xã nông thôn mới lên 183 xã, thị trấn (88%), đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm như cầu Thịnh Long, Nhà máy nhiệt điện Hải Hậu I, Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông…; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình khởi nghiệp, hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thu hút đầu tư vào nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt trên 95%; nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 78,5% dân số.
Phát biểu với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Nam Định có vị trí chiến lược quan trọng ở đồng bằng sông Hồng, là vùng “địa linh nhân kiệt”, có truyền thống văn hóa, lịch sử, khoa bảng, truyền thống yêu nước cách mạng kiên cường, nhân dân cần cù lao động sáng tạo.
Nam Định cũng có quá trình phát triển lâu dài với nhiều phong trào, điển hình tiên tiến, đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cả trong giai đoạn kháng chiến cũng như xây dựng, phát triển đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Định sản sinh ra nhiều bậc sỹ phu yêu nước, nhà trí thức, nhà lãnh đạo nổi tiếng mà tiêu biểu mẫu mực là Tổng Bí thư Trường Chinh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng nhận thấy, trong những năm đổi mới, Nam Định không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, bộ mặt nông thôn, thành thị có nhiều đổi mới. Năm 2016, trong điều kiện khó khăn chung, Nam Định đã thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, tổng sản phẩm GRDP của tỉnh tăng 7%, cao nhất kể từ năm 2011.
Đến nay Nam Định có tổng số 152 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 73%). Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng nhanh, 16 bậc/năm. Nhiều dự án có tầm chiến lược được khởi động. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển toàn diện, năm 2016 là năm thứ 22 liên tiếp Nam Định được tặng Cờ thi đua “Đơn vị tiêu biểu xuất sắc” trong tốp dẫn đầu toàn quốc về thành tích giáo dục - đào tạo. Nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn cả nước, Nam Định thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương.
Tổng Bí thư cũng lưu ý, so với tiềm năng, điều kiện tự nhiên, chính trị, truyền thống văn hóa, lịch sử… của Nam Định thì những kết quả đạt được chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người hiện mới đạt 42 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Thu ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 30% tổng số chi của tỉnh.
Tổng Bí thư đề nghị Nam Định cần phân tích, làm rõ nguyên nhân vì sao với nhiều tiềm năng, lợi thế như vậy mà các bước phát triển của Nam Định còn hạn chế so với các địa phương khác? Đây là điều rất đáng suy nghĩ. Nam Định cần quyết liệt, năng động, quyết tâm cao hơn nữa để phát triển đi lên, không cam chịu thua kém các tỉnh khác trong khu vực.
Về hướng phát triển thời gian tới, Tổng Bí thư gợi mở, với chỉ số năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể, Nam Định cần chú trọng thu hút đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trong nông nghiệp cần tăng cường hợp tác, liên kết 4 nhà, nâng mức hạn điền, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp chế biến… Trong quá trình đó cần chú ý phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổng Bí thư chỉ rõ muốn phát triển kinh tế phải thực hiện tốt các chính sách xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, “dân là vạn đại”, đồng thời chăm lo làm tốt công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, công tác tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ. Nếu Đảng không vững mạnh, không lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt đúng đắn, nội bộ không đoàn kết thống nhất chặt chẽ, ý thức kỷ luật không nghiêm thì sẽ ảnh hưởng việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Vậy nên xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt, bố trí cán bộ phải đúng, phải chặt… thiết thực vì sự phát triển của quê hương Nam Định.
Tổng Bí thư lưu ý, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Trường Chinh, cần khơi dậy truyền thống, niềm tự hào của nhân dân Nam Định, đây là nguồn lực tinh thần, không chỉ có vật chất, cơ chế chính sách…; cần khơi dậy, giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, lịch sử văn hóa trong thanh niên, nhân dân.
Tổng Bí thư đã trả lời từng kiến nghị, đề xuất của Nam Định; ghi nhận những kiến nghị xác đáng xuất phát từ thực tiễn phát triển của địa phương để có ý kiến với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, nhằm tạo điều kiện về nguồn lực, cơ chế chính sách, giúp Nam Định ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Buổi chiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự, thành phố Nam Định, nơi từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, cơ sở liên lạc, tập trung để đưa thanh niên yêu nước xuất dương đi dự các lớp huấn luyện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo cán bộ cách mạng cho cả nước.
Tiếp đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về dâng hương tại Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - quê hương đồng chí Trường Chinh; dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Tổng Bí thư Trường Chinh ở trung tâm thị trấn Xuân Trường.
Lễ dâng hương do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định tổ chức và đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (09-02-1907 - 09-02-2017).
Tham dự buổi lễ có nhiều Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Nam Định, huyện Xuân Trường, xã Xuân Hồng và đông đảo bà con nhân dân địa phương.
Chiều cùng ngày, tại thành phố Nam Định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên Trường Chính trị Trường Chinh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của việc học tập, nghiên cứu lý luận, đặc biệt là cán bộ, đảng viên càng phải học tập lý luận. Như V.I. Lê-nin từng nói: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
Trường Chính trị Trường Chinh được thành lập khá sớm, trải qua hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành, trường đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của tỉnh. Đặc biệt từ năm 1999 đến nay, trường vinh dự mang tên Tổng Bí thư Trường Chinh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhà báo, nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng… Ở cương vị nào, đồng chí Trường Chinh cũng nổi bật với tư cách là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định.
Đánh giá cao những thành tích mà Trường Chính trị Trường Chinh đã đạt được trong công tác giáo dục lý luận chính trị, Tổng Bí thư mong muốn nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, làm tốt công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đảng viên, gắn lý luận với thực tiễn.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, không ít cán bộ, đảng viên chưa chú trọng việc học tập lý luận, đặc biệt là chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư nhắc nhở, việc học tập lý luận không được máy móc, giáo điều, mà phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Tổng Bí thư chúc đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường chính trị Trường Chinh không ngừng nỗ lực rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ, kiến thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng với ngôi trường mang tên Tổng Bí thư Trường Chính./.
Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã báo cáo Tổng Bí thư những kết quả nổi bật của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội XIX Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Nam Định đã ban hành 5 nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng tỉnh nông thôn mới trước năm 2020, tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội. Trong đó, Nam Định tập trung cải cách hành chính, thu hút đầu tư; phát triển thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới.
Năm 2017, Nam Định phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội XII và các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; triển khai đồng bộ, toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tỉnh phấn đấu nâng tổng số xã nông thôn mới lên 183 xã, thị trấn (88%), đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm như cầu Thịnh Long, Nhà máy nhiệt điện Hải Hậu I, Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông…; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình khởi nghiệp, hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thu hút đầu tư vào nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt trên 95%; nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 78,5% dân số.
Phát biểu với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Nam Định có vị trí chiến lược quan trọng ở đồng bằng sông Hồng, là vùng “địa linh nhân kiệt”, có truyền thống văn hóa, lịch sử, khoa bảng, truyền thống yêu nước cách mạng kiên cường, nhân dân cần cù lao động sáng tạo.
Nam Định cũng có quá trình phát triển lâu dài với nhiều phong trào, điển hình tiên tiến, đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cả trong giai đoạn kháng chiến cũng như xây dựng, phát triển đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Định sản sinh ra nhiều bậc sỹ phu yêu nước, nhà trí thức, nhà lãnh đạo nổi tiếng mà tiêu biểu mẫu mực là Tổng Bí thư Trường Chinh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng nhận thấy, trong những năm đổi mới, Nam Định không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, bộ mặt nông thôn, thành thị có nhiều đổi mới. Năm 2016, trong điều kiện khó khăn chung, Nam Định đã thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, tổng sản phẩm GRDP của tỉnh tăng 7%, cao nhất kể từ năm 2011.
Đến nay Nam Định có tổng số 152 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 73%). Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng nhanh, 16 bậc/năm. Nhiều dự án có tầm chiến lược được khởi động. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển toàn diện, năm 2016 là năm thứ 22 liên tiếp Nam Định được tặng Cờ thi đua “Đơn vị tiêu biểu xuất sắc” trong tốp dẫn đầu toàn quốc về thành tích giáo dục - đào tạo. Nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn cả nước, Nam Định thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương.
Tổng Bí thư cũng lưu ý, so với tiềm năng, điều kiện tự nhiên, chính trị, truyền thống văn hóa, lịch sử… của Nam Định thì những kết quả đạt được chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người hiện mới đạt 42 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Thu ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 30% tổng số chi của tỉnh.
Tổng Bí thư đề nghị Nam Định cần phân tích, làm rõ nguyên nhân vì sao với nhiều tiềm năng, lợi thế như vậy mà các bước phát triển của Nam Định còn hạn chế so với các địa phương khác? Đây là điều rất đáng suy nghĩ. Nam Định cần quyết liệt, năng động, quyết tâm cao hơn nữa để phát triển đi lên, không cam chịu thua kém các tỉnh khác trong khu vực.
Về hướng phát triển thời gian tới, Tổng Bí thư gợi mở, với chỉ số năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể, Nam Định cần chú trọng thu hút đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trong nông nghiệp cần tăng cường hợp tác, liên kết 4 nhà, nâng mức hạn điền, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp chế biến… Trong quá trình đó cần chú ý phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổng Bí thư chỉ rõ muốn phát triển kinh tế phải thực hiện tốt các chính sách xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, “dân là vạn đại”, đồng thời chăm lo làm tốt công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, công tác tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ. Nếu Đảng không vững mạnh, không lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt đúng đắn, nội bộ không đoàn kết thống nhất chặt chẽ, ý thức kỷ luật không nghiêm thì sẽ ảnh hưởng việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Vậy nên xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt, bố trí cán bộ phải đúng, phải chặt… thiết thực vì sự phát triển của quê hương Nam Định.
Tổng Bí thư lưu ý, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Trường Chinh, cần khơi dậy truyền thống, niềm tự hào của nhân dân Nam Định, đây là nguồn lực tinh thần, không chỉ có vật chất, cơ chế chính sách…; cần khơi dậy, giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, lịch sử văn hóa trong thanh niên, nhân dân.
Tổng Bí thư đã trả lời từng kiến nghị, đề xuất của Nam Định; ghi nhận những kiến nghị xác đáng xuất phát từ thực tiễn phát triển của địa phương để có ý kiến với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, nhằm tạo điều kiện về nguồn lực, cơ chế chính sách, giúp Nam Định ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Buổi chiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự, thành phố Nam Định, nơi từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, cơ sở liên lạc, tập trung để đưa thanh niên yêu nước xuất dương đi dự các lớp huấn luyện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo cán bộ cách mạng cho cả nước.
Tiếp đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về dâng hương tại Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - quê hương đồng chí Trường Chinh; dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Tổng Bí thư Trường Chinh ở trung tâm thị trấn Xuân Trường.
Lễ dâng hương do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định tổ chức và đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (09-02-1907 - 09-02-2017).
Tham dự buổi lễ có nhiều Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Nam Định, huyện Xuân Trường, xã Xuân Hồng và đông đảo bà con nhân dân địa phương.
Chiều cùng ngày, tại thành phố Nam Định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên Trường Chính trị Trường Chinh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của việc học tập, nghiên cứu lý luận, đặc biệt là cán bộ, đảng viên càng phải học tập lý luận. Như V.I. Lê-nin từng nói: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
Trường Chính trị Trường Chinh được thành lập khá sớm, trải qua hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành, trường đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của tỉnh. Đặc biệt từ năm 1999 đến nay, trường vinh dự mang tên Tổng Bí thư Trường Chinh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhà báo, nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng… Ở cương vị nào, đồng chí Trường Chinh cũng nổi bật với tư cách là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định.
Đánh giá cao những thành tích mà Trường Chính trị Trường Chinh đã đạt được trong công tác giáo dục lý luận chính trị, Tổng Bí thư mong muốn nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, làm tốt công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đảng viên, gắn lý luận với thực tiễn.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, không ít cán bộ, đảng viên chưa chú trọng việc học tập lý luận, đặc biệt là chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư nhắc nhở, việc học tập lý luận không được máy móc, giáo điều, mà phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Tổng Bí thư chúc đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường chính trị Trường Chinh không ngừng nỗ lực rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ, kiến thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng với ngôi trường mang tên Tổng Bí thư Trường Chính./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét